Project Description

KIỂM TOÁN KROIZE

Dịch vụ
Kiểm Toán

Hơn 20 năm kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực.

Kiểm Toán KROIZE

Dịch vụ
Kiểm toán

Hơn 20 năm kinh nghiệm

1) Kiểm toán báo cáo tài chính

Bộ phận kiểm toán Báo cáo tài chính của chúng tôi cung cấp sự đảm bảo về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Đồng thời, chúng tôi cũng hỗ trợ khách hàng tuân thủ đầy đủ các quy định về lập Báo cáo tài chính của Việt Nam và Quốc tế. Thông qua hoạt động kiểm toán, chúng tôi cũng tư vấn về việc công bố các thông tin phi tài chính và hỗ trợ tăng cường hệ thống quản trị doanh nghiệp.

Mục tiêu chính của kiểm toán Báo cáo tài chính là đưa ra ý kiến ​​độc lập về Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp. Việc thực hiện kiểm toán thường xuyên có thể dẫn đến những lợi ích đáng kể cho một doanh nghiệp như:

Cải thiện hệ thống và hoạt động kiểm soát của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các công việc cụ thể hàng ngày và ít quan tâm đến tình hình rộng hơn. Khi xem xét doanh nghiệp từ một quan điểm hoàn toàn độc lập, chúng tôi có thể đề xuất các ý tưởng cải tiến mà có thể chưa được xem xét trước đây.

Tăng cường nhận thức về rủi ro

Rủi ro và quản trị đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong nhiều doanh nghiệp ở mọi quy mô và lĩnh vực hoạt động. Chủ sở hữu cần phải có vai trò tích cực hơn trong việc quản trị tất cả các loại rủi ro, bao gồm rủi ro chiến lược, rủi ro luật định, rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính. Kiểm toán có thể là nền tảng hoàn hảo để thực hiện điều này, đảm bảo rằng hệ thống phù hợp được áp dụng để xử lý mọi rủi ro tiềm tàng có thể phát sinh.

Đáp ứng các yêu cầu của bên thứ ba

Kiểm toán không chỉ cung cấp sự tin tưởng cho chủ sở hữu về tình hình của doanh nghiệp mà còn cung cấp bằng chứng và sự đảm bảo cho các bên thứ ba. Việc kiểm toán cho phép các bên liên quan của một doanh nghiệp như cổ đông, ngân hàng, nhà cung cấp, khách hàng và thậm chí cả nhân viên có cơ sở để đưa ra quyết định sáng suốt hơn về hoạt động hiện tại và mối quan hệ tiếp theo của họ, đồng thời là thông tin hữu ích để đưa ra quyết định đầu tư, cung cấp tài chính hoặc thực hiện các giao dịch kinh doanh.

2) Quyết toán vốn đầu tư

Bộ phận kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư của chúng tôi giúp các chủ đầu tư kiểm soát được các loại chi phí đầu tư và tư vấn về việc tuân thủ các quy định liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản. Bằng việc tham gia công tác kiểm toán ngay từ khi dự án được thực hiện, chúng tôi đã giúp các chủ đầu tư loại bỏ được nhiều loại chi phí bất hợp lý, tư vấn về việc thực hiện dự án theo đúng trình tự về quản lý xây dựng cơ bản, đẩy nhanh công tác hoàn thiện hồ sơ và quyết toán giá trị công trình.

Mục đích của cuộc kiểm toán nhằm đưa ý kiến về mức độ trung thực, hợp lý của Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng hoàn thành, làm cơ sở tin cậy để các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt Báo cáo quyết toán hoàn thành của Dự án. Đồng thời cũng là cơ sở thanh toán, quyết toán kịp thời đúng khối lượng.

Việc kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng hoàn thành được thực hiện sau khi dự án hoàn thành hoặc hoàn thành theo giai đoạn, bao gồm các công việc:

  • Kiểm tra hồ sơ pháp lý

  • Kiểm tra nguồn vốn đầu tư của dự án

  • Kiểm tra chi phí đầu tư xây dựng dự án

  • Kiểm tra việc xác định số lượng, giá trị tài sản hình thành qua đầu tư;

  • Kiểm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng;

  • Nhận xét đánh giá kiến nghị.

3) Kiểm toán nội bộ

Một yếu tố quan trọng của quản trị doanh nghiệp tốt là đảm bảo rằng các quy trình và kiểm soát hoạt động hiệu quả ở tất cả các khâu. Kiểm toán nội bộ cung cấp bảo đảm và cũng xác định các nội dung cần cải tiến trong các hoạt động chính của doanh nghiệp, do đó làm cho hoạt động quản lý hữu hiệu hơn nhằm để nâng cao hiệu suất.

Kiểm toán nội bộ hiệu quả bao gồm đánh giá một cách có hệ thống tất cả các quy trình quan trọng trong một tổ chức, bao gồm tài chính, nhân sự, CNTT, bán hàng, mua và các phòng ban khác. Kiểm toán nội bộ đánh giá các chính sách, thủ tục và kiểm soát, để đảm bảo các nội dung:

  • Đạt được các mục tiêu;
  • Quản lý rủi ro;
  • Sử dụng hiệu quả và hiệu quả các nguồn lực;
  • Tuân thủ luật và quy định bên ngoài;
  • Việc bảo vệ tài sản khỏi gian lận, bất thường hoặc tham nhũng;
  • Tính toàn vẹn và độ tin cậy của thông tin.

Bên cạnh việc cung cấp một phần hoặc toàn bộ dịch vụ kiểm toán nội bộ cho các doanh nghiệp, DA.MC còn có thể đánh giá tính hiệu quả của chức năng kiểm toán nội bộ hiện tại của doanh nghiệp và giúp thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ riêng hoặc thực hiện kiểm toán bất cứ lĩnh vực nào của doanh nghiệp.

4) Kiểm toán theo yêu cầu cụ thể

Kiểm toán cho mục đích thuế; kiểm tra các thông tin tài chính theo yêu cầu của khách hàng, kiểm toán cho mục đích mua, bán, sáp nhập, giải thể; kiểm toán vốn góp; kiểm toán tính hiệu quả của dự án đầu tư; kiểm toán nội bộ; kiểm toán tuân thủ quy định của pháp luật…

Kiểm toán cho mục đích sử dụng đặc biệt

Báo cáo của kiểm toán viên về việc kiểm toán cho mục đích đặc biệt đề cập đến các nhận xét của DA.MC về các thông tin tài chính cụ thể được kiểm tra trên cơ sở các thủ tục đã thỏa thuận trước với khách hàng. Phạm vi của các cuộc kiểm toán này bao gồm:

  • Tính chính xác của giao dịch kế toán và giao dịch kinh doanh;
  • Tình hình sử dụng các khoản tín dụng và hiệu quả các khoản đầu tư;
  • Tình hình tài chính của nhà đầu tư
  • Tình hình tài chính của tổ chức phát hành chứng khoán;
  • Độ tin cậy của tờ khai thuế (tính thuế);
  • Kiểm tra các khoản mục chi tiết của Báo cáo tài chính
  • Các chỉ số về tài chính và kinh doanh
  • Kiểm toán vốn chủ sở hữu
  • Kiểm toán phục vụ cho mục đích mua bán, sáp nhập

Kiểm toán thuế

Kiểm toán thuế là việc kiểm tra độc lập tính chính xác của các nghĩa vụ thuế và các khoản thanh toán cho ngân sách, cũng như việc ghi chép và hạch toán kế toán các khoản thuế

Kiểm toán thuế giúp cho doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt hơn trước các đợt thanh kiểm tra của cơ quan thuế.

Kiểm toán thuế được thực hiện:

  • Để kiểm tra tính chính xác của tính toán và ghi nhận các khoản thuế của doanh nghiệp
  • Trong trường hợp thay đổi kế toán trưởng, giám đốc tài chính hoặc giám đốc công ty;
  • Trước khi cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, thanh tra;
  • Kiểm tra các tờ khai thuế trước khi nộp cho cơ quan thuế.

Ảnh minh họa

Để các chuyên gia của chúng tôi giúp bạn

Chúng tôi luôn cam kết bảo mật dữ liệu cá nhân khách hàng theo chính sách bảo mật.